LODE88 – Trang Ghi Lô Đề Online 1 ăn 995 Tỉ Lệ Cao – Flickr-game danh bai tien len mien phi

Trước hết, rõ nhất là mô hình kinh tế dưới tán rừng; đặc biệt là nuôi tôm dưới tán rừng tại các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Ðầm Dơi, được xem là hình thức sản xuất ổn định, hiệu quả và phát triển gần gũi với tự nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó tác động của biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững. Không dừng lại chỉ ở con tôm và cây rừng, hiện nay người dân còn nuôi kết hợp con sò, con cua dưới tán rừng, phù hợp với hệ sinh thái, nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng, trứ danh, giảm thiểu rủi ro sản xuất độc canh, gia tăng thu nhập.

“Giữ được rừng, không chỉ để có môi trường trong lành, ứng phó thiên tai, mà ở đó là sự phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Ðây là sự lựa chọn tuyệt vời, các địa phương có rừng đước tiếp tục phát huy hiệu quả”, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng lớn nhất tỉnh, thể hiện quyết tâm.

Ðại diện các tổ chức nước ngoài thích thú với con tôm sú Cà Mau được nuôi dưới tán rừng đước nhân dịp về Cà Mau dự Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên, tháng 3/2024.

Một mô hình khác có hiệu quả không thua kém, đó là lúa – tôm. Trước sự xâm nhập mặn sâu nội đồng, khi hạ tầng thuỷ lợi chưa đảm bảo, mô hình lúa – tôm ra đời như là điều tất nhiên trong sản xuất nhằm thích ứng điều kiện thực tế.

Cái hay của mô hình này, theo như phân tích của ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đó là phù hợp với đặc trưng 2 mùa mưa – nắng của miền Nam, đặc biệt khi Cà Mau hoàn toàn dựa vào nguồn nước ngọt ở mùa mưa để sản xuất theo hệ sinh thái. Mùa mưa thì làm lúa, đến mùa hạn là nuôi tôm. Càng bất ngờ hơn khi có sự cộng sinh của 2 hệ sinh thái này để phát triển tốt. “Ðây là mô hình điển hình nhất trước tác động của biến đổi khí hậu, không riêng Cà Mau mà có mặt tại hầu hết các tỉnh ven biển khu vực ÐBSCL”, ông Lê Văn Sử thông tin.

Tại hội nghị mới đây do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ở tỉnh Cà Mau, ông Christopher Howe, Giám đốc Cảnh quan ÐBSCL (WWF – Việt Nam – Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam), cho biết, một trong những thành công lớn của tổ chức này trong thực hiện các giải pháp dựa vào tự nhiên là mô hình thí điểm trồng lúa – tôm luân canh tại Cà Mau, khi mô hình đã đạt được Chứng chỉ ASC đầu tiên cho nhóm hộ sản xuất lúa – tôm tại Việt Nam vào tháng 10/2022.  

“Phương pháp canh tác này không chỉ mang đến cho người dân thu nhập gấp 3 lần so với các hộ không tham gia dự án, mà còn giúp tăng mức bồi đắp trầm tích ở các khu vực dự án từ 10-40% so với các địa điểm thông thường khác”, ông Christopher Howe chia sẻ.

Trong sản xuất “thuận thiên”, qua quá trình nghiên cứu, mới đây ở Cà Mau xuất hiện hình thức nuôi tôm siêu thâm canh lót bạt tuần hoàn. Ðây được xem là mô hình sản xuất tôm siêu thâm canh khép kín thông qua áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Cái được lớn nhất là bảo vệ hệ sinh thái vùng nuôi, đặc biệt là môi trường nước, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm công nghệ cao vốn đã “tai tiếng” về gây ô nhiễm môi trường lâu nay. 

Tìm ra mô hình “thuận thiên” đã khó, duy trì và mở rộng càng khó hơn. Theo đó, cần có sự đầu tư về hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ hàng hoá hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới, từ đó việc nhân rộng mô hình sẽ lan toả rộng khắp.

Tận dụng đất dưới các tuyến kênh bị khô hạn và nguồn nước còn sót lại, người dân ấp Cơi 4, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, trồng hoa màu, có nguồn thu nhập trong những tháng hạn hán.

Theo đó, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ các dự án ngành nông nghiệp là 2.507 tỷ đồng. Riêng trong năm 2023, đã hỗ trợ 994 tỷ đồng. Ngoài ra, các nguồn huy động hợp pháp khác cũng phát huy hiệu quả, điển hình như Dự án nuôi thuỷ sản công nghệ cao có tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cà Mau.

Qua kinh nghiệm thực tế, để duy trì sản xuất “thuận thiên” và tạo ra quy mô sản xuất lớn, dưới góc độ quản lý, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho rằng, cần mở rộng không gian kinh tế mang tính liên kết vùng, tạo thành chuỗi ngành hàng. Theo đó, cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất “thuận thiên”, xác định chính xác mô hình sản xuất phù hợp thực tiễn tại các địa phương, tạo lập cơ chế liên kết; và các nội dung này cần được định hướng xuyên suốt…

Với những thành công bước đầu, cùng với sự đồng thuận cao của người dân và quyết tâm lớn của chính quyền, cho thấy, khát vọng sản xuất “thuận thiên” được Cà Mau lựa chọn là hướng đi xuyên suốt trong quá trình phát triển thích ứng.


“Chúng ta sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, có áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới, không làm tổn hại đến môi trường; đang có những bước chân tích cực và hiệu quả trên con đường “thuận thiên” để phát triển bền vững, và Cà Mau đang rất quyết tâm theo đuổi hướng đi này”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chia sẻ.


 

Trần Nguyên

 

© Copyright 2023 | Nhà cái tặng tiền . All Rights Reserved | Telegram:@Nhacai8899